Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Một số hệ thống AMD không thể khởi động khi cài bản vá từ Microsoft

Microsoft đã cho đăng tải thông tin tiết lộ lý do tại sao một số hệ thống trang bị bộ xử lý AMD đã không thể khởi động được sau khi cài đặt bản vá mới nhất của hãng.

Một số hệ thống AMD không thể khởi động khi cài bản vá từ MicrosoftSự cố ảnh hưởng đến một số dòng máy tính trang bị bộ xử lý từ AMD

Theo Neowin, trước đó hàng trăm người dùng phàn nàn rằng máy tính AMD của họ đã không khởi động được sau khi cài đặt bản cập nhật KB4056892 của Microsoft, cung cấp các kỹ thuật nhằm giảm nhẹ thiệt hại đến từ 2 lỗ hổng trong chip xử lý được phát hiện gần đây là Meltdown và Spectre.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của vấn đề vẫn chưa được xác định nhưng Microsoft đã tiết lộ lý do tại sau các máy tính AMD đang gặp phải sự cố. Theo công ty, nguyên nhân xuất phát từ việc chipset của họ không phù hợp tài liệu được cung cấp đến Microsoft khi đang phát triển kỹ thuật giảm thiểu chống lại lỗ hổng Meltdown và Spectre.

Hiểu một cách đơn giản, việc cung cấp thông tin một cách không chính xác và/hoặc không đầy đủ của AMD về CPU đã dẫn đến hàng nghìn máy tính không có khả năng khởi động lại. Kết quả là Microsoft tạm thời dừng các bản cập nhật cho bộ xử lý của AMD bị ảnh hưởng bởi vấn đề. Những gói cập nhật này được cung cấp trong thời gian từ ngày 3 đến 9.1.

Có một điều quan trọng cần lưu ý là tên model bộ xử lý AMD bị ảnh hưởng bởi vấn đề hiện vẫn chưa được tiết lộ.

Bên cạnh đó, Microsoft đã tuyên bố rằng công ty đang phối hợp trực tiếp với AMD để giải quyết vấn đề và công ty sẽ khôi phục lại bản cập nhật bảo mật Windows càng sớm càng tốt.

Theo Kiến Văn (Thanh Niên Online)

Điều quan trọng mà Facebook đã ém nhẹm tại hội nghị F8

Tại hội nghị F8 dành cho các nhà phát triển, Facebook đã gửi đến thế giới một thông điệp: chúng tôi đã trở lại. Nhưng Mark Zuckerberg đã cố tình lờ đi một điểm nhức nhối.

Hôm 1/5, CEO Mark Zuckerberg lên sân khấu thuyết trình tại hội nghị F8 dành cho các nhà phát triển. CEO 33 tuổi trông thoải mái hơn nhiều so với những gì ông thể hiện trong buổi điều trần tại Quốc hội vào tháng trước.

Có vẻ như, để kết thúc những thông tin liên quan đến vụ bê bối Cambridge Analytica và scandal về quyền riêng tư, công ty này liên tục đưa ra những điều mới mẻ vào ngày đầu tiên của hội nghị - từ một ứng dụng hẹn hò sẽ cạnh tranh với Tinder, đến các tính năng thực tế ảo mới.

Điều quan trọng mà Facebook đã ém nhẹm tại hội nghị F8Mark Zuckerberg đưa ra hàng loạt thông báo mới ngay ngày đầu tiên của hội nghị. Ảnh: Facebook.

Tuy nhiên có một điều quan trọng gần như hoàn toàn vắng mặt trong các bài phát biểu của Zuckerberg và dàn lãnh đạo: đó là News Feed của Facebook.

News Feed được xem là trải nghiệm cốt lõi của Facebook. Đó là những gì bạn thấy khi mở ứng dụng, một nguồn tin tức đến từ tất cả bạn bè. Tuy nhiên đây cũng là một thanh dao hai lưỡi. Nó đã tạo ra những vấn đề lớn cho công ty bao gồm sự tràn lan của tin tức giả mạo và những thông tin sai lệch liên quan đến cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ.

Trải qua các cuộc khủng hoảng liên tiếp, Facebook cũng đã có những thay đổi đáng kể đối với News Feed, giảm sự xuất hiện của thông tin không liên quan, đính kèm thêm nguồn tin nhằm làm hạn chế tin giả.

Điều quan trọng mà Facebook đã ém nhẹm tại hội nghị F8Tại hội nghị, Zuckerberg thông báo nhiều tính năng mới trên các nền tảng công ty sở hữu. Ảnh: Facebook.

Trong bài phát biểu của mình, Zuckerberg công bố về rất nhiều thứ mà công ty sẽ làm trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên có rất ít thông báo về News Feed.

Những điều Facebook đã chia sẻ tại hội nghị:

Instagram được đại tu toàn bộ, thêm các tính năng thực tế tăng cường vào trong máy ảnh, cho phép các nhà phát triển tích hợp vào Stories và bổ sung cuộc trò chuyện video nhóm.

Messenger có thêm bản dịch ngôn ngữ theo thời gian thực, tự động trả lời bằng A.I. Thêm vào đó, ứng dụng sẽ được thiết kế lại với giao diện nhẹ nhàng, đơn giản hơn.

WhatsApp  bổ sung cuộc gọi điện video nhóm, các sticker của bên thứ ba và các công cụ mới hỗ trợ doanh nghiệp lớn truy cập nền tảng này và xử lý thông tin khách hàng.

Oculus, bộ phận thực tế ảo của Facebook, đã công bố ra mắt kính thực tế ảo Oculus Go giá 199 USD. Nó cho phép bạn tạo ra không gian ảo bằng cách sử dụng video.

Trong đó, ứng dụng Facebook có một vài cập nhật đáng chú ý như dịch vụ hẹn hò mới. Tin tức này ngay lập tức khiến giá cổ phiếu công ty mẹ của Tinder giảm mạnh. Công ty cũng giới thiệu tính năng upvotes và downvotes cho phép người dùng bình chọn trên các bình luận Reddit-style.

Tuy nhiên News Feed lại nhận được rất ít sự chú ý. Thông báo duy nhất liên quan đến nó là khả năng chia sẻ các đối tượng thực tế tăng cường trong các bài đăng với bạn bè.

Điều quan trọng mà Facebook đã ém nhẹm tại hội nghị F8Facebook mở rộng hoạt động kinh doanh thay vì chỉ phụ thuộc vào một nền tảng. Ảnh: Facebook.

Một phần của sự vắng mặt này dường như là kết quả của hàng loạt vụ lùm xùm trong vài tháng qua. Dưới áp lực mạnh mẽ từ cả truyền thông và chính phủ, Facebook đã tập trung hơn vào việc sửa chữa những lỗi còn tồn tại trên News Feed, thay vì hứa hẹn bất kỳ thay đổi hoành tráng nào về công nghệ.

Nhưng nhìn rộng ra, nó cũng là sự thay đổi trong cách Facebook đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình. Công ty không còn là một mạng xã hội duy nhất, mà còn là toàn bộ các ứng dụng và dịch vụ khác nhau. Trong khi các dịch vụ cốt lõi của Facebook vẫn mang về cho công ty một khoản tiền khổng lồ, Instagram đang phát triển nhanh chóng, đóng góp 18% tổng doanh thu năm 2018.

Facebook đang chú ý đến khả năng sinh lời từ các ứng dụng khác. Những thay đổi của WhatsApp mở cửa cho các doanh nghiệp lớn. Oculus Go từ từ thúc đẩy thực tế ảo gần gũi hơn và có khả năng mang đến cho công ty cơ hội giống như Apple và Google đã làm được với điện thoại thông minh.

Mấy năm gần đây, Facebook nổi lên như cồn, Zuckerberg và các giám đốc điều hành khác thừa nhận họ chưa sẵn sàng cho việc nền tảng này sẽ lớn mạnh như thế nào. Kết quả cuối cùng: Facebook dường như sẽ tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm thúc đẩy truyền thông từ người sang người và nhóm nhỏ.

Bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, Facebook khẳng định rằng họ không giữ tất cả trứng trong một giỏ, và sẽ sớm giảm phụ thuộc vào một sản phẩm.

Theo Thế Anh (Tri Thức Trực Tuyến)

Sau 1 năm, Tevez rời Trung Quốc với 40 triệu USD

Tiền đạo Carlos Tevez đã có thêm 40 triệu USD trong tài khoản ngân hàng sau khi rời đội bóng Trung Quốc là Thượng Hải Shenhua chỉ sau 1 năm thi đấu.

Sau 1 năm, Tevez rời Trung Quốc với 40 triệu USDTevez rời Thượng Hải Shenhua chỉ sau 1 năm thi đấu

Hồi cuối tuần qua, CLB Thượng Hải Shenhua và Carlos Tevez đã thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Theo đó, tiền đạo người Argentina được tự do đầu quân cho Boca Juniors, đội bóng đã đào tạo anh. Hợp đồng giữa hai bên đáng lý ra sẽ kéo dài đến đầu năm 2019 nhưng hai bên đã quyết định chia tay.

Nguyên nhân là do Tevez không có đóng góp nào đáng kể cho Thượng Hải Shenhua kể từ khi chuyển đến đội bóng này hồi tháng 12.2016. Từ đó đến nay, chân sút 33 tuổi chỉ ghi được 4 bàn trong 20 trận đấu nhưng lại lãnh mức lương rất cao.

Trong suốt 1 năm ở Thượng Hải Shenhua, Tevez thường xuyên gặp các vấn đề về thể lực do thừa cân. Bên cạnh đó là một số chấn thương. Ngoài ra, tinh thần tập luyện và thi đấu của chân sút này cũng không tốt.

Theo Goal.com, sau 1 năm khoác áo Thượng Hải Shenhua, Tevez nhận đến 40 triệu USD. Trung bình, mỗi trận ra sân, cựu tiền đạo M.U và Juventus có được 2 triệu USD và mỗi bàn thắng của anh đáng giá 10 triệu USD. 

Sau 1 năm, Tevez rời Trung Quốc với 40 triệu USDTevez có lần thứ 3 khoác áo Boca Juniors

Rõ ràng, đây là một thương vụ mà Thượng Hải Shenhua lỗ nặng. Bởi xét về mặt danh tiếng thì Tevez cũng không còn quá thu hút người hâm mộ và những đóng góp thực tế của anh cũng không tương xứng với số tiền đội bóng Trung Quốc bỏ ra.

Nói về việc Tevez rời Trung Quốc trở lại Boca Juniors, huyền thoại bóng đá Argentina là Diego Maradona nói: "Cậu ấy đến Trung Quốc trong vai trò của một ông già Noel và sau đó trở về với một túi đầy đô-la".

Theo Khánh Uyên (Thanh Niên Online)

Apple sẽ không hợp nhất iOS và macOS cho đến năm 2019

Cuối năm 2017, nhiều nguồn tin cho biết Apple đang phát triển Dự án Marzipan - một nỗ lực nhằm tạo ra các ứng dụng xuyên nền tảng hoạt động được trên cả iOS và macOS.

Apple sẽ không hợp nhất iOS và macOS cho đến năm 2019

Các nguồn tin này còn khẳng định công ty sẽ có thể công bố dự án này tại Hội nghị nhà phát triển toàn cầu (WWDC) 2018 sẽ diễn ra vào tháng 6 tới. Nhưng theo John Gruber, người luôn theo dõi sát sao quá trình phát triển tại Apple, thì Dự án Marzipan sẽ không ra mắt sớm như vậy.

Gruber cho rằng, theo các nguồn anh quen biết, Marzipan (hiện được Apple gọi bằng một cái tên khác) là một loại hàm API khai báo kiểm soát vốn đang là một trào lưu trong các công ty công nghệ phát triển các framework giao diện người dùng ngày nay. Hàm API này không đề cập cụ thể về việc hỗ trợ xuyên nền tảng, nhưng nếu Apple quả thực đang dự định thực hiện điều đó thì hàm API này sẽ là một hướng đi khả thi.

Theo Gruber thì "nó giống như một hàm API khai báo kiểm soát. Ý tưởng chung ở đây là thay vì viết các đoạn mã theo thủ tục cổ điển để tạo ra một nút bấm, (ví dụ thôi), sau đó cấu hình nút bấm đó, rồi đặt nó vào một vị trí trên màn hình, bạn sẽ chỉ cần khai báo nút bấm đó và các thuộc tính của nó dưới một dạng khác. HTML có lẽ là ví dụ dễ hiểu nhất. Trong HTML, bạn không tạo ra các yếu tố theo thủ tục như đoạn văn (paragraph), hình ảnh và bảng - bạn khai báo chúng với các thẻ và thuộc tính bằng ngôn ngữ markup".

Anh này còn dự đoán rằng Marzipan sẽ không hoàn thiện trong năm 2018, và chắc chắn không kịp ra mắt tại WWDC vào tháng 6. Thay vào đó, khả năng cao là nó sẽ xuất hiện cùng macOS 10.15 và iOS 13 vào năm 2019.

Cũng cần chú ý rằng CEO Apple là Tim Cook dường như không mấy hứng thú với việc dung hoà hai nền tảng này (ít nhất là trong thời gian trước mắt). Hồi đầu tháng này, ông đã đề cập đến vấn đề này và cho rằng người hâm mộ Apple cũng không thích ý tưởng này cho lắm:

"Chúng tôi không tin vào việc dung hoà hai nền tảng này. Cả Mac và iPad đều tuyệt vời. Một trong những lý do chúng đều tuyệt vời là bởi chúng tôi định hướng chúng thực hiện những gì chúng làm tốt nhất. Và nếu bạn bắt đầu kết hợp chúng lại, bạn sẽ phải đánh đổi và thoả hiệp.

Có lẽ công ty sẽ hiệu quả hơn nếu dung hoà chúng. Nhưng đó không phải là vấn đề. Việc này giống như cho người ta những thứ mà sau đó họ có thể sử dụng để giúp mình thay đổi thế giới hay thể hiện khát vọng hay sáng tạo của mình. Vậy nên việc hợp nhất mà một số người tỏ ra hào hứng lại không phải là thứ mọi người dùng mong muốn".

Việc cho phép một phiên bản phần mềm duy nhất chạy được trên mọi thiết bị iOS và macOS sẽ giúp giảm chi phí phát triển và duy trì đối với các nhà phát triển, cũng như giá của các ứng dụng đối với những người dùng đã đầu tư vào hệ sinh thái của Apple. Nhưng theo bài viết của Gruber trên blog của mình thì hiện không rõ liệu Apple có nghĩ về việc thực hiện điều này, hay họ sẽ đơn giản là hiện đại hoá quá trình xây dựng phần mềm dành cho cả các nhà phát triển iOS lẫn macOS.

Theo Minh.T.T (Vnreview.vn)

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Dùng Wi

Các chuyên gia bảo mật vừa cảnh báo tình trạng tin tặc lợi dụng lỗ hổng trong các mạng wi-fi công cộng nhằm biến smartphone hoặc máy tính nạn nhân thành công cụ đào trộm tiền ảo.

Dùng Wi-Fi công cộng dễ thành nạn nhân đào tiền ảo cho tin tặc

Chuyên gia phát triển phần mềm Arnau đã đề cập tới vụ việc gần đây tại quán Buenos Ares Starbucks khi mạng wi-fi bị tin tặc khai thác bằng phương thức tấn công MITM (Man-In-The-Middle)".

Theo đó, kẻ tấn công có thể chèn một đoạn javascript vào trang HTML của mạng Wi-Fi. Khi khách hàng truy cập vào mạng Wi-Fi của quán, máy tính hoặc điện thoại của họ sẽ bị biến thành công cụ đào coin cho tin tặc.

Chỉ cần người dùng mở trang HTML trên trong 40 giây, thiết bị của họ sẽ bị can thiệp. Hạn chế của phương pháp này là thời gian. Vì thế, người dùng khi mở trang web lạ không nên mở quá lâu, nếu không rất dễ biến thành nạn nhân đào tiền thuê cho tin tặc.

Tháng 9 năm ngoái, hãng bảo mật Symantec của Mỹ đã phát hành một số công cụ giúp ngăn chặn những kẻ đào tiền ảo trái phép. Người dùng có thể sử dụng các công cụ này, hoặc dùng công cụ miễn phí No Coin của GitHub.

Đào trộm tiền ảo đang có nhiều biến tướng. Ban đầu, tin tặc sử dụng trang web và ứng dụng giả mạo điều khiển thiết bị người dùng đào tiền ảo. Còn giờ đây, tin tặc chiếm đoạt các máy chủ mạnh hơn nhằm tăng tốc độ đào tiền và kiếm về lợi nhuận lớn hơn.

Theo Nguyễn Minh (VietNamNet)

Thị trường di động VN: Đâu rồi HTC, Sony?

Sự hiện diện của Sony, HTC, BlackBerry trên thị trường di động Việt Nam đang ngày một hạn chế, nhường chỗ cho các tên tuổi mới nổi.

Bước vào một siêu thị lớn trong dịp lễ 30/4, anh Hoàng Vĩnh Phú (Hoàng Mai, Hà Nội) không khỏi ngạc nhiên khi ngoài sản phẩm Samsung, những vị trí dễ nhìn nhất trên các kệ hàng đều dành cho những thương hiệu điện thoại anh không thể gọi tên. Với một người “3 năm mới đi mua điện thoại một lần”, những cái tên như Oppo F7, Vivo V9, Huawei Nova 3e khá khó để nhớ.

“Đi trên đường, chỉ thấy bảng biểu quả Oppo, Vivo xếp đè lên cả nhau, chẳng thấy những cái tên một thời như HTC, Sony đâu cả”, chị Hoàng Thu Oanh (Hưng Yên) chia sẻ. Chị Oanh tự nhận mình là một fan của HTC và đang dùng một chiếc One M8, ra mắt từ năm 2014.

Thị trường di động VN: Đâu rồi HTC, Sony?Vị trí đẹp tại các siêu thị bán lẻ đều dành cho các thương hiệu mới nổi như Oppo.

Trong năm 2014, HTC tung tổng cộng 13 mẫu smartphone - nhiều nhất trong số các hãng di động có mặt trên thị trường. Trong khi đó, tính đến đầu tháng 5 năm nay, chưa có bất cứ một mẫu smartphone HTC đời 2018 nào bán ra tại Việt Nam. Hãng chỉ rục rịch cho ra mắt một chiếc U12 Plus tại thị trường quốc tế và có thể đây chính là smartphone duy nhất của họ trong năm nay.

Trong khi đó, LG đã rời bỏ thị trường được 2 năm. Riêng Sony, ngoài chiếc XZ2 cao cấp thì họ đem thêm một chiếc Xperia L2 tầm trung về Việt Nam. Bộ đôi XA2 và XA2 Ultra được đánh giá khá cao nhưng chỉ bán hạn chế tại một đại lý và nhanh chóng hết hàng.

Những thương hiệu vang bóng một thời đang mất dần chỗ đứng tại thị trường Việt Nam. Theo thống kê của GfK, thị phần smartphone của Sony tại Việt Nam trong năm 2017 chỉ là 2,4%, giảm so với mức 3,8% một năm trước đó. HTC thậm chí không có tên trong danh sách 10 nhà sản xuất có doanh số lớn nhất thị trường.

Trong khi đó, các thương hiệu như Oppo, Vivo, Huawei lần lượt chiếm lĩnh 19,4, 2,4 và 2,3% thị phần. Dự kiến trong năm 2018 này, vị trí của các hãng di động nói trên sẽ tiếp tục tăng lên nhờ những màn đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm vừa ra mắt.

Thị trường di động VN: Đâu rồi HTC, Sony?Thị phần của smartphone Sony ngày một thấp tại Việt Nam.

“Các thương hiệu mới nổi chưa đủ sức gặm nhấm vào thị phần của Samsung hay Apple nhưng đang đè chết nhiều hãng sản xuất tên tuổi khác”, ông Lạc Huy - đại diện một hệ thống bán lẻ tại Hà Nội - chia sẻ.

“Họ nhanh nhạy, cập nhật xu hướng, lại đánh mạnh vào giá, thị hiếu người dùng, lại không tiếc tiền làm thương hiêu. Thứ duy nhất họ còn thiếu chính là danh tiếng. Trong khi đó, một số thương hiệu lớn tỏ ra nặng nề, cải tiến chậm chạp. Nhiều sản phẩm có giá bán còn không hợp lý nên doanh số đi xuống là điều không tránh khỏi”, ông này nói thêm.

Sự đi xuống của một số thương hiệu truyền thống tạo cơ hội cho các tên tuổi mới vươn lên. Thị trường di động Việt Nam có mức độ cạnh tranh khốc liệt, nhưng cách đua chen không giống các năm trước.

Thời những năm 2013, 2014, smartphone từ Sony, HTC, LG như HTC One, Sony Xperia Z1, LG G2 hay dòng S của Samsung cạnh tranh được cho là sòng phẳng với iPhone từ Apple. Với mỗi sản phẩm sắp ra mắt, người dùng đón đợi từng ngày để được chiêm ngưỡng kiểu dáng, tính năng của chúng và đem so sánh với nhau.

Thị trường di động VN: Đâu rồi HTC, Sony?iPhone, điện thoại Galaxy S gần như chiếm trọn phân khúc smartphone cao cấp tại Việt Nam.

Hiện tại, nhóm di động cao cấp tại Việt Nam được xem là cuộc chơi riêng của Apple và Samsung. Những sản phẩm của Sony, HTC dường như có sức hút rất yếu ớt trên thị trường. Trong khi đó, các tên tuổi mới nổi, dù rất muốn, nhưng chưa thể cạnh tranh ở nhóm này.

Oppo từng ra mắt smartphone cao cấp dòng N và dòng Find nhưng sau đó từ bỏ. Huawei đem P8, P9 về Việt Nam nhưng sau đó không bán máy cao cấp nữa. Riêng dòng Mate của hãng - được xem là dòng cao cấp nhất - chưa từng bán tại Việt Nam. Ngay cả thương hiệu mới quay trở lại là Nokia cũng không mấy thành công với chiếc Nokia 8 ra mắt năm ngoái.

Không thể cạnh tranh ở nhóm cao cấp, các thương hiệu này đành phải dồn toàn lực cho nhóm di động tầm trung. Từ đầu năm nay, Huawei Nova 3e hay Oppo F7 đều có những màn ra mắt hoành tráng, chạy quảng cáo rầm rộ, dù chưa rõ doanh số thực tế.

Thành kiến hay cả tình yêu về thương hiệu của người dùng vẫn còn đó, nhưng sự biến mất của những tên tuổi cũ, thay thế bằng những tân binh đang cho thấy một bộ mặt mới của thị trường.

Theo Thành Duy (Tri Thức Trực Tuyến)

Phát hiện mã độc chuyển tiền ảo về máy chủ Triều Tiên

Mã độc sau khi xâm nhập sẽ âm thầm đánh cắp tiền ảo Monero và chuyển về máy chủ của một trường đại học ở Bình Nhưỡng.

Theo IBTimes, các nhà nghiên cứu thuộc công ty an ninh mạng Alien Vault vừa phát hiện ra phần mềm độc hại mới, có chức năng lây nhiễm đến các hệ thống máy tính mục tiêu, sau đó "đào" hoặc đánh cắp tiền ảo Moreno và gửi đến máy chủ được đặt tại Đại học Kim Il Sung ở thủ đô Bình Nhưỡng. Mã độc lây lan từ Giáng sinh (24/12/2017) nhưng gần đây mới bị phát hiện.

Phát hiện mã độc chuyển tiền ảo về máy chủ Triều TiênTiền ảo là mục tiêu đang được hacker Triều Tiên nhắm tới, trong đó có Moreno.

Monero là tiền ảo mới dựa trên giao thức CryptoNote, do đó có một số khác biệt nhất định so với các loại tiền ảo khác đang được mã hóa dựa theo Blockchain hiện nay, như Bitcoin. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc Triều Tiên đánh cắp tiền ảo nói chung và Moreno nói riêng nằm trong nỗ lực "tìm kiếm nguồn thu nhập thay thế" sau khi bị siết chặt bởi một loạt các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại từ quốc tế.

Trên thực tế, Triều Tiên đã quan tâm đến tiền ảo từ lâu. "Tiền ảo như giải pháp khả dụng nhất, thay thế tiền thật cho một quốc gia đang bị trừng phạt kinh tế. Gần đây, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng đã mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy về các loại tiền tệ ảo đã cho thấy mức độ quan tâm của họ ở mức nào. Từ hệ thống phân tích, tôi cho rằng đây là một trong những nỗ lực đánh cắp tiền ảo", một chuyên gia của Alien Vault cho biết.

Tuy nhiên, vẫn có một số nghi vấn về việc đánh cắp tiền ảo của Đại học Kim Il Sung, khi máy chủ của Đại học này không kết nối với Internet. Từ đó, các nhà bảo mật nghi ngờ rằng khả năng cao nó được dùng để đánh lừa và tiền ảo được chuyển đến một nơi khác, nơi đặt máy chủ của tổ chức hacker Lazarus Group - nhóm từng đánh cắp tiền ảo ở nhiều nơi và được cho là có liên hệ mật thiết với chính phủ Triều Tiên.

Triều Tiên là một trong số ít các quốc gia được cung cấp rất ít địa chỉ IP và Alien Vault nhận thấy rằng địa chỉ 175.45.178.19 thường xuyên kết nối đến các website giao dịch Bitcoin. Trước đây, cũng chính địa chỉ IP này có liên quan đến những cuộc tấn công không gian mạng được cho là của nhóm Lazarus nhằm vào các nhà máy năng lượng, viễn thông, phát thanh truyền hình, các tổ chức chính trị và tài chính của Hàn Quốc.

"Không loại trừ khả năng Đại học Kim Il Sung chỉ làm bình phong và việc đánh cắp tiền ảo Moreno được thực hiện bởi Lazarus", một nhà bảo mật của Alien Vault nói.

Theo Lâm Anh (VnExpress.net)

Một số hệ thống AMD không thể khởi động khi cài bản vá từ Microsoft

Microsoft đã cho đăng tải thông tin tiết lộ lý do tại sao một số hệ thống trang bị bộ xử lý AMD đã không thể khởi động được sau khi cài đặt ...